NGUY CƠ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19.
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây của Tiến sĩ Luke Laffin, giám đốc Trung tâm rối loạn huyết áp thuộc Bệnh viện Cleveland Clinic (Mỹ) và cộng sự đã tiến hành đánh giá dữ liệu của 464.585 người lao động và đối tác của họ từ tất cả 50 tiểu bang và quận Columbia (Mỹ) đã được đo huyết áp trong ba năm 2018, 2019 và 2020.
Kết quả cho thấy các chỉ số huyết áp tăng cao hơn đáng kể trong đợt đại dịch từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020 so với năm 2019, với mức tăng trung bình từ 1,1 mmHg đến 2,5 mmHg đối với huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và 0,14 mmHg đến 0,53 mmHg đối với huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).
Trong khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng ở cả nam giới và phụ nữ và ở tất cả các nhóm tuổi, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có sự gia tăng nhiều hơn ở phụ nữ.Người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà và khám định kỳ để được tư vấn kịp thời về sức khoẻ..
Các nhà khoa học cho rằng: “ Đại dịch Covid-19 đang diễn ra có liên quan nhiều đến tình trạng stress mãn tính và tình trạng này có thể sẽ khiến nhiều người thay đổi trong lối sống. Khi đó, nhiều người chọn đồ ăn nhanh và bia, thay vì chọn món salad lành mạnh, hoặc họ có thể ngủ ít hơn, ít tập thể dục hơn và quên uống thuốc,…. Đây có thể là lý do khiến stress mãn tính liên quan đến tăng huyết áp”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Sự gia tăng huyết áp tâm thu ở những người trưởng thành Mỹ trong nghiên cứu này có thể báo hiệu sự gia tăng sắp tới về tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch”.
Giải pháp phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp:
Tập thể dục thường xuyên để phòng bệnh tăng huyết áp trong thời kỳ đại dịch COVID-19, các giải pháp cao, bao gồm:
1. Giảm cân.
2. Tập thể dục thường xuyên.
3. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
4. Giảm lượng natri trong chế độ ăn uống.
5. Hạn chế uống rượu.
6. Bỏ thuốc lá.
7. Giảm dùng caffeine.
8. Giảm stress.
9. Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà và khám định kỳ.
10. Có người thân yêu trợ giúp khi cần.